Thông tin chung
Lĩnh vực: | Công Thương |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: | UBND Thành phố Huế |
Nơi tiếp nhận: | Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố (Số 01 Lê Lai). |
Thời gian tiếp nhận: | Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ theo quy định) |
Trình tự thực hiện
- Tổ chức, doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Công Thương hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp đối với các tổ chức, doanh nghiệp thuộc thẩm quyền cấp giấy chứng nhận huấn luyện của Bộ Công Thương; - Đối với trường hợp huấn luyện, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp cho người quản lý + Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp phải thông báo kế hoạch huấn luyện, kiểm tra cho tổ chức, doanh nghiệp đề nghị; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do; + Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo kế hoạch huấn luyện, kiểm tra, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp phải tổ chức huấn luyện, kiểm tra. + Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp thực hiện cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp. - Đối với trường hợp kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp cho người liên quan đến sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ người quản lý + Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp phải thông báo kế hoạch kiểm tra cho tổ chức, doanh nghiệp đề nghị; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do; + Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo kế hoạch kiểm tra, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp phải tổ chức kiểm tra; + Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp thực hiện cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp.
Cách thức thực hiện: Thời hạn giải quyết Phí/Lệ phí Mô tả Trực tiếp 20 Ngày làm việc Nộp trực tiếp tại Sở Công Thương nơi có trụ sở của các tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp Trực tuyến 20 Ngày làm việc Nộp trực tiếp tại Sở Công Thương nơi có trụ sở của các tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp Dịch vụ bưu chính 20 Ngày làm việc Nộp trực tiếp tại Sở Công Thương nơi có trụ sở của các tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Yêu cầu thêm
- Người quản lý của tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành kỹ thuật: Hoá chất; vũ khí; vật liệu nổ; chỉ huy kỹ thuật công binh; khai thác mỏ; kỹ thuật mỏ; địa chất; xây dựng công trình; giao thông; thủy lợi; địa vật lý; dầu khí; - Người quản lý của doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ đại học trở lên; - Người làm công tác phân tích, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc một trong các ngành kỹ thuật: Hoá chất, vũ khí, vật liệu nổ, chỉ huy kỹ thuật công binh, khai thác mỏ, kỹ thuật mỏ, địa chất hoặc khoan nổ mìn; - Chỉ huy nổ mìn phải có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật, cụ thể như sau: + Đối với chuyên ngành quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 181/2024/NĐ-CP hoặc chuyên ngành khoan nổ mìn, Chỉ huy nổ mìn phải có thời gian trực tiếp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tối thiểu 01 năm đối với người có trình độ đại học trở lên và tối thiểu 02 năm đối với người có trình độ trung cấp, cao đẳng; + Đối với chuyên ngành kỹ thuật khác không thuộc các chuyên ngành quy định tại điểm a khoản 4 Điều 4 Nghị định số 181/2024/NĐ-CP, Chỉ huy nổ mìn phải có thời gian trực tiếp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tối thiểu 02 năm đối với người có trình độ đại học trở lên và tối thiểu 03 năm đối với người có trình độ trung cấp, cao đẳng. - Thợ nổ mìn phải có trình độ từ sơ cấp trở lên thuộc chuyên ngành quy định tại điểm a khoản 4 Điều 4 Nghị định số 181/2024/NĐ-CP hoặc từ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định số 181/2024/NĐ-CP và phải có thời gian tối thiểu 06 tháng làm công việc phục vụ nổ mìn; - Người huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này và có kinh nghiệm thực tế làm việc về kỹ thuật, an toàn vật liệu nổ công nghiệp từ 05 năm liên tục liền kề trở lên hoặc làm quản lý nhà nước trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp từ 03 năm liên tục liền kề trở lên.Hồ sơ kèm theo
Tên hồ sơ | Mẫu tải về |
---|
Số lượng hồ sơ:
Căn cứ pháp lý
Văn bản quy phạm pháp luật |
---|
SỞ TƯ PHÁP - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ